Dự án chung cư Tân Hoàng Minh d le roi soleil quảng an Tây Hồ, Hà Nội. Dự án chung cư 23 lê duẩn Q1, TP. HCM, chủ đầu tư Tân Hoàng Minh. Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Dịch vụ cho thuê ô dù giá rẻ nhất. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Xưởng sản xuất máy ép cám viên chăn nuôi, máy ép cám viên mini cho thỏ, gà, vịt, chim bồ câu. Dịch vụ thuê chú rể đẹp trai, cao ráo, cam kết bảo mật thông tin. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ SOẠN BÀI GIẢNG

Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – XÂY DỰNG PHẦN MỀM HỖ TRỢ SOẠN BÀI GIẢNG

Vào lúc 14 giờ, ngày 03 tháng 7 năm 2025, tại Phòng họp 2, tầng 2, khu Hiệu bộ – Cơ sở Chu Văn An - Trường Cao đẳng Kiên Giang đã diễn ra Hội thảo chuyên đề khoa học với chủ đề: “Xây dựng phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng và tài liệu học tập sử dụng trí tuệ nhân tạo tại Khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Kiên Giang”. – một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở do ThS. Nguyễn Thị Phương Thy làm chủ nhiệm cùng ThS. Hoàng Thị Thoa - thành viên thực hiện đề tài.

Hội thảo vinh dự đón tiếp các khách mời đến tham dự gồm: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Quyên – Phó Hiệu trưởng nhà trường, ThS. Lê Nhật Quang – Phó Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng, ThS. Nguyễn Thị Như Bình – Phó Trưởng phòng Đào tạo, TS. Nguyễn Vũ Lâm - Trưởng Khoa Công nghệ thông tin, ThS Phạm Văn Khanh – Phó trưởng khoa, Ths Hồ Long Giang – phó trưởng khoa, cùng hơn 20 viên chức giáo viên trong khoa tham dự.

Đến tham dự Hội thảo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hoàng Quyên – Phó Hiệu trưởng nhà trường đã chúc mừng Hội thảo, đánh giá cao sự nổ lực của chủ nhiệm cũng như thành viên đề tài đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của mình.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Lâm – Trưởng Khoa Công nghệ thông tin – nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu khoa học trong đổi mới phương pháp dạy và học. Theo thầy, trong bối cảnh giáo dục đang từng bước chuyển mình theo hướng số hóa, những đề tài nghiên cứu ứng dụng như thế này có ý nghĩa thiết thực, vừa góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, vừa thể hiện sự chủ động bắt nhịp với xu hướng phát triển công nghệ toàn cầu. Việc xây dựng một phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng sử dụng trí tuệ nhân tạo không chỉ là một nỗ lực sáng tạo của đội nhóm nghiên cứu, mà còn là bước đi cụ thể, có chiều sâu trong lộ trình chuyển đổi số tại nhà trường.

TS Nguyễn Vũ Lâm – Trưởng Khoa Công Nghệ Thông Tin phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo đã nghe báo cáo 3 chuyên đề trong hoạt động nghiên cứu của đề tài gồm Chuyên đề 01 “Ứng dụng API AI để xây dựng các phần mềm AI, thực trạng ứng dụng AI tại Khoa Công nghệ thông tin”; Chuyên đề 02 “Giới thiệu Tổng quan phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng và tài liệu học tập sử dụng trí tuệ nhân tạo tại khoa Công nghệ thông tin và chức năng chính soạn tài liệu giảng dạy cho môn học/mô đun.”; Chuyên đề 03 “Giới thiệu các chức năng soạn Slide bài giảng cho môn học/mô đun.” Nhóm nghiên cứu đã giới thiệu quá trình xây dựng phần mềm hỗ trợ giảng dạy dựa trên nền tảng AI, cụ thể là trong việc tạo dựng tài nguyên bài giảng và học liệu số phù hợp với nội dung chương trình đào tạo hiện hành. Phần mềm hướng đến mục tiêu hỗ trợ giảng viên tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài, đồng thời nâng cao chất lượng bài giảng qua tính cá nhân hóa, trực quan và dễ tương tác.

ThS Nguyễn Thị Phương Thy – Chủ nhiệm đề tài báo cáo kết quả nghiên cứu

Điểm đặc biệt thể hiện chiều sâu tư duy và trách nhiệm xã hội của nhóm nghiên cứu nằm ở định hướng đặt trí tuệ nhân tạo đúng vị trí: Như một công cụ, chứ không phải chủ thể thay thế. Công nghệ không thể thay thế được người thầy. Nhưng công nghệ vào tay người thầy giỏi, và người thầy biết sử dụng nó thì sẽ tạo ra sự thay đổi rất lớn.

Ths Hoàng Thị Thoa báo cáo thực trạng và phương hướng nghiên cứu của đề tài

Trong phần thảo luận, hội thảo đã ghi nhận nhiều đóng góp quý báu từ các đại biểu và đồng nghiệp. Các ý kiến tập trung vào tính ứng dụng thực tiễn, khả năng tích hợp với hệ thống phần mềm hiện có, cũng như mở rộng tính năng nhằm phục vụ đa dạng các môn học, đối tượng và trình độ người học.

Tham dự và phát biểu tại Hội thảo ThS. Lê Nhật Quang– Phó Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng cho rằng “Đề tài đã triển khai đúng tiến độ, ứng dụng API hiệu quả để phát triển phần mềm hỗ trợ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và quản trị thông minh, phù hợp với cả xu hướng quốc tế và trong nước.”

ThS. Lê Nhật Quang– Phó Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng phát biểu tại Hội thảo

Một đề cập mở rộng đến nội dung nghiên cứu của đề tài về việc cần thiết của việc đề tài cho phép chèn video clip vào bài giảng làm cho nội dung bài giảng sinh động, đáp ứng được nhu cầu của giáo viên trong nhà trường của ThS. Nguyễn Thị Như Bình – Phó Trưởng phòng Đào tạo đã định hướng nghiên cứu cho đề tài trong thời gian tới.

ThS. Nguyễn Thị Như Bình– Phó Trưởng phòng Đào tạo phát biểu tại Hội thảo

Buổi hội thảo không chỉ là dịp để nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả bước đầu, mà còn là không gian học thuật cởi mở, nơi các thầy cô, chuyên viên và khách mời cùng nhau chia sẻ, thảo luận về định hướng ứng dụng công nghệ vào giáo dục – đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số đang trở thành một yêu cầu tất yếu. Đồng thời buổi hội thảo còn là hoạt động giao lưu giữa các thầy cô trong khoa và lãnh đạo các phòng ban tăng cường sự gắn kết trong công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của nhà trường.

Buổi hội thảo không chỉ là dịp trao đổi chuyên môn mà còn là hoạt động giao lưu giữa giảng viên trong khoa và lãnh đạo các phòng ban, góp phần tăng cường sự gắn kết và phối hợp hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường. Không khí thân mật, cởi mở cùng tiệc trà nhẹ đã tạo điều kiện để các thầy cô chia sẻ, thắt chặt tinh thần đoàn kết và thúc đẩy tinh thần làm việc tích cực trong toàn đơn vị.

Giao lưu giữa giảng viên và lãnh đạo các phòng ban sau buổi hội thảo.

Phát biểu tổng kết, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Lâm đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, sáng tạo của nhóm nghiên cứu và khẳng định đề tài mang nhiều tiềm năng trong việc hỗ trợ chuyển đổi số giáo dục tại nhà trường. Thầy nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, tiếp thu ý kiến chuyên môn để nâng cao tính ứng dụng, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho các bước triển khai tiếp theo trong thực tiễn giảng dạy.

Kết thúc hội thảo, các đại biểu cùng chụp ảnh lưu niệm trong không khí phấn khởi, ghi dấu một hoạt động học thuật đầy ý nghĩa – nơi sự kết hợp giữa công nghệ và giáo dục được nhìn nhận một cách nhân văn, tỉnh táo và đầy hy vọng.

Nguyễn Thị Thanh Huyền - Khoa Công nghệ thông tin

LIÊN HỆ

KGC TRÊN MẠNG XÃ HỘI

LƯỢT TRUY CẬP HÔM NAY

Hôm nayHôm nay3401
Tuần nàyTuần này13407
Tháng nàyTháng này51649
Tổng sốTổng số4040239